Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, rủi ro là những vấn đề không thể lường trước được. Để đảm bảo an toàn cho hàng, các chủ hàng và doanh nghiệp nên sử dụng bảo hiểm hàng hóa. vậy, bảo hiểm hàng hóa là gì? Cùng PASL tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé.
Bảo hiểm hàng hóa là gì? Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một hợp đồng cam kết bồi thường vận chuyển hàng hóa khi gặp phải tổn thất hoặc xảy ra hư hỏng do các yếu tố khách quan như bão, lũ, cháy, nổ,…Trong đó, bên cung cấp bảo hiểm sẽ chấp nhận đền bù một khoản chi phí nhất định, nhằm bù đắp các khoản chi phí thiệt hại theo quy định.
Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Các đối tương được tham gia bảo hiểm hàng hóa: Tất cả những hàng hóa vận chuyển nội địa hay quốc tế với bất kì hình thức vận chuyển nào như đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không.
Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Hiện tại, bảo hiểm hàng hóa được phân loại theo 2 hình thức sau:
1/ Bảo hiểm hàng hóa nội địa
Đối tượng tham gia sẽ là các chủ hàng hóa được vận chuyển, giao thương trong nước. Các rủi ro của hàng hóa nội địa được bảo hiểm bảo vệ như sau: – Hàng hóa bị thiệt hại do các yếu tố khách quan như: thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão,… – Hàng hóa bị mất do cháy, nổ phương tiện vận chuyển hoặc kho lưu trữ. – Hàng hóa bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển như tai nạn hay mất tích trên đường đi. – Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông, dẫn đến các hư hỏng về hàng hóa.
Phí bảo hiểm nội địa của hàng hóa sẽ được tính như sau:
Phí bảo hiểm khách hàng được hưởng = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo % (Phụ thuộc vào từng loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện và hình thức vận chuyển)
2/ Bảo hiểm hàng hóa quốc tế
Đây là một hình thức bảo vệ cho hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các hình thức hiện hữu như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không trên toàn thế giới. Đối tượng tham gia sẽ là các chủ hàng hóa được vận chuyển, xuất khẩu sang nước ngoài. Các rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ như sau: – Cháy, nổ hoặc mắc cạn, lật úp, trật bánh,… các phương tiện vận chuyển. – Xảy ra tai nạn với các phương tiện khác. – Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng. Hay các tổn thất khác được kể đến như: – Hàng hóa bị ném ra khỏi phương tiện vận chuyển. – Mất hàng hóa do phương tiện vận chuyển mất tích. – Hàng hóa thiệt hại do thiên tai, cướp giật. – Nước biển, sông hồ tràn vào các phương tiện vận chuyển làm hư hại hàng hóa.
Phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tính như sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm
Dù bảo hiểm nội địa hay quốc tế, đều được áp dụng theo các phạm vi sau:
– Bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với hàng hóa kể từ khi bắt đầu vận chuyển cho đến khi được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển.
– Được bảo vệ phạm vi trong nước và toàn thế giới.
– Được bảo vệ trên mọi hình thức vận chuyển ở Việt Nam.
– Trong quá trình lưu kho tạm thời, làm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng sẽ được bảo hiểm bảo vệ.
– Mức độ rủi ro và bồi thường được quy định theo giá trị từng loại mặt hàng và theo quy định của các điều khoản trong bảo hiểm.
Bài viết trên hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm bảo hiểm hàng hóa là gì? Cũng như phân biệt được các loại bảo hiểm hàng hóa. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng.
Truy cập website PASL để cập nhật tin tức mới mỗi ngày nhé.