Incoterms là gì? Các loại Incoterms phổ biến trong xuất nhập khẩu

Incoterms là gì?

Incoterms, viết tắt của “International Commercial Terms,” là một bộ quy tắc quốc tế do ICC (International Chamber of Commerce) đặt ra và được sử dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại quốc tế.

Incoterms giúp xác định rõ vai trò, trách nhiệm và các nghĩa vụ của người mua và người bán trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc tới điểm đích.Incoterms ra mắt với nhiều phiên bản khác nhau, các phiên bản có tính kế thừa và giá trị như nhau. Các phiên bản phổ biến thường dùng là Incoterm 2010,2020 và mới nhất là 2023.

Tại sao cần đến Incoterms?

Incoterms giúp các bên đàm phán chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến phân định rủi ro, chi phí giữa người mua và người bán. Trong hoạt động giao thương, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ quốc tế sẽ rất dễ dẫn đến hiểu nhầm khi phải thảo luận nhiều chi tiết tỉ mỉ. Do đó, Incoterms là quy chuẩn quy định trong luật thương mại hàng hóa. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đàm phán.

Vậy, Các loại Incoterms nào phổ biến trong xuất nhập khẩu?

incoterm2

Incoterms 2020

Incoterms 2020 chia thành 11 điều khoản, được chia thành hai nhóm dựa trên cách thức vận chuyển hàng hóa.

  • Nhóm đầu tiên bao gồm các điều khoản thích hợp cho bất kỳ phương tiện vận chuyển nào, bao gồm EXW (Ex Works), FCA (Free Carrier), CPT (Carriage Paid To), CIP (Carriage and Insurance Paid To), DAP (Delivered at Place), và DDP (Delivered Duty Paid).
  • Nhóm thứ hai là những điều khoản dành riêng cho vận chuyển biển hoặc nước sâu, bao gồm FAS (Free Alongside Ship), FOB (Free on Board), CFR (Cost and Freight), và CIF (Cost, Insurance and Freight).

EXW – Giá xuất xưởng

Theo điều khoản này, bên bán sẽ chỉ cần đặt hàng tại xưởng mình, bên mua sẽ trả tiền hàng (giá trị Invoice) và cho người đến mang hàng đi. Điều khoản này, thích hợp cho bên bán muốn xuất khẩu nhưng không đủ khả năng hoặc do thiếu kinh nghiệm về thủ tục hải quan, vận tải, mua bảo hiểm,…

Tóm tắt: 

  • EXW nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định (nhà máy hoặc nhà kho), và địa điểm chỉ định có thể là cơ sở của người bán hoặc không.
  • Để giao hàng, người bán không cần bốc xếp hàng lên phương tiện, cũng không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • Việc giao hàng xảy ra – rủi ro được chuyển giao – khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua (chưa xếp lên phương tiện).
  • EXW là điều kiện Incoterms quy định trách nhiệm tối thiểu của người bán.
  • EXW được sử dụng với mọi phương thức vận tải.
  • Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.

FOB (Free on Board) – Giao hàng trên tàu

Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng lên boong tàu an toàn tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FOB.

Tóm tắt:

  • FOB có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi:
    Hàng được đặt trên boong tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng được chỉ định
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó.
  • FOB yêu cầu người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và người mua thực hiện các bước còn lại trong quy trình xuất nhập khẩu
  • FOB được sử dụng với phương thức vận tải biển.
  • Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.

CIF – Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, tiền bảo hiểm và tiền cước

  • CIF có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi: Hàng được đặt trên boong tàu.
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu, tại thời điểm đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bất kể hàng hóa có đến cảng dỡ trong tình trạng tốt và đầy đủ hay không.
  • Với CIF, người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa và book cước tàu.
  • Người bán phải ký hợp đồng vận tải hàng hóa từ nơi giao hàng tới cảng đến được chỉ định.
  • CIF được sử dụng với phương thức vận tải biển.
  • Delivery point ≠ Named place: Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định.incoterm5

CFR – Cost & Freight – Tiền hàng và cước phí

Quy định về chi phí các bên phải chịu theo điều kiện CFR

Người bán chịu:

  • Mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng tới cảng và bốc, xếp hàng lên phương tiện chuyên chở;
  • Chi phí liên quan đến làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa;
  • Chi phí thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến cảng đích;
  • Chi phí vận tải hàng hóa qua các nước quá cảnh theo hợp đồng vận tải;
  • Chi phí kiểm soát chất lượng, số lượng, cân nặng hàng hóa trước khi đưa hàng lên tàu;
  • Chi phí gửi các chứng từ vận tải đến cảng đích.

Người mua chịu:

  • Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho;
  • Các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa;
  • Local Charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên vận tải;
  • Các chi phí phát sinh về thủ tục hải quan nếu có tại các nước quá cảnh;
  • Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng;
  • Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.

Quy định về nghĩa vụ các bên phải chịu theo điều kiện CFR

Người bán chịu:

  • Mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng tới cảng và bốc, xếp hàng lên phương tiện chuyên chở
  • Chi phí liên quan đến làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa
  • Chi phí thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến cảng đích
  • Chi phí kiểm soát chất lượng, số lượng, cân nặng hàng hóa trước khi đưa hàng lên tàu
  • Chi phí gửi các chứng từ vận tải đến cảng đích

Người mua chịu:

  • Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho và chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu
  • Local Charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên vận tải
  • Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu

Nghĩa vụ của người bán

  • Thuê tàu để vận chuyển hàng hóa
  • Kiểm soát chất lượng, trọng lượng, số lượng hàng hóa trước khi giao lên tàu
  • Giao hàng lên trên phương tiện vận tải an toàn
  • Gửi bản gốc các chứng từ vận tải và bản điện tử chứng từ đến cảng đích cho người mua
  • Đóng gói hàng hóa đúng cách để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển
  • Chịu tất cả các chi phí và rủi ro để cung cấp thông tin cần thiết cho người mua, mua bảo hiểm hàng hóa

Nghĩa vụ của người mua

  • Chịu mọi rủi ro với hàng hóa sau khi tàu đã cập cảng đích
  • Nhận hàng theo đúng thời gian và địa điểm hai bên đã quy định
  • Làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa
  • Thông báo cho người bán chính xác về thời gian nhận hàng và địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích

Qua bài viết này, PASL hy vọng các bạn hiểu rõ khái niệm Incoterms là gì? và các loại Incoterms được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển từ phiên bản Incoterms 2010 sang Incoterms 2020 có thể ảnh hưởng đến các hợp đồng thương mại hiện có và đòi hỏi sự điều chỉnh và hiểu rõ về những thay đổi. Do đó, các bên tham gia giao dịch cần nắm rõ các điểm khác biệt giữa các phiên bản và điều chỉnh các hợp đồng nếu cần.

Liên hệ PACIFIC STAR LOGISTICS để được hỗ trợ và tư vấn rõ hơn về Incoterms nhé!

Ms. Kiều ( Daisy)

Tell/Zalo/Whatsapp: 0366 320 036

Email: [email protected]

 

 

 

 

Leave a Reply